Luận bàn về việc giải điện!

Trong lễ hầu có sự tham dự của một gia đình tại Hà Nội và một số người Pháp. Dễ dàng bắt gặp trong những tấm hình cũ là hình ảnh quen thuộc như Cô Bé Thượng Ngàn múa nhang, bà Đồng làm động tác như đang chèo thuyền... Trên đầu cài những tờ tiền Đông Dương dùng để ban lộc sau khi hầu đồng. Những tờ tiền giấy Đông Dương đã được sử dụng rất lâu trong hầu đồng chứ không phải thời nay mới có. Hầu đồng đã xuất hiện từ rất lâu và đến hiện tại vẫn đang được phát huy, bảo tồn như một nét văn hóa truyền thống đặc sắc lâu đời của nước ta. Credit: Vân Hà/ France Indochine

Có giải dc điện ko và có nên giải điện hay ko? Đây là câu hỏi mà cũng là vấn đề rất nhiều ng thắc mắc trong thời buổi trào lưu nhà nhà mở phủ, người người mở phủ, đồng mọc lên như cỏ dại sau mưa hiện nay.

Câu trả lời là có giải điện dc và có nên giải điện hay ko thì sẽ dc đề cập trong bài viết này.
– Đồng bóng có câu ” Thờ thì dễ giữ lễ mới khó “. Câu nói này phần nào lột tả dc nỗi gian truân, gian nan vất vả trong việc phụng thờ, tiên cung Tiên Thánh mà có lẽ chỉ có những ng đồng nhân chân chính kinh qua trận mạc mới cảm nhận dc hết sự gian nan trong việc phụng thờ Tiên Thánh. Nhiều ng nghe qua từ gian nan thử thách có lẽ chỉ cảm nhận dc phần nổi của tảng băng là khó khăn về tiền bạc nhưng thực chất việc tôi lính luyện đồng, gian nan thử thách của chư Thánh nó liên quan đến mọi vấn đề trong cuộc sống từ sức khỏe, cho đến công danh, tình duyên, gia trung, anh em bạn bè…đủ cả. Ko giữ vững tâm trước sóng gió, ko vượt qua dc gian nan thử thách để rồi buông xuôi, đứt gánh giữa đường thì việc giải điện sớm muộn cũng xảy ra, mà đấy là còn nói đến những ng tín tâm chứ mấy thành phần a dua a tòng, mở phủ theo kiểu phong trào thì khéo nói lời tạm biệt từ tập 1.
– Thường trong lễ Trình Đồng Mở Phủ ng Đồng Thầy hay kêu tấu cho đồng con rằng đồng con nhất tâm cắt tóc làm tôi, nối đời làm con, phụng sự Phật Thánh cho đến mãn chiều xế bóng. Việc này nó giống như lời nguyện và cũng là lời hứa của tân đồng với cửa Phật Thánh, mà đã hứa với Phật Thánh rồi thì đó ko phải là chuyện nói chỉ để cho vui nữa, đây ko phải trò chơi. Cho nên khi đường tu đứt gánh giữa đường, phải giải điện với bất kỳ lý do gì đều là lỗi lầm, sẽ phải chịu hậu quả( nghiệp báo) cho bản thân ng thủ nhang và gia quyến, nặng hay nhẹ thì tùy mức độ chư Thánh cầm cân nảy mực.
– Có 2 trường hợp giải điện đó là giải điện từ ngay đời thủ nhang đầu tiên và trường hợp còn lại là giải điện ở các đời con cháu tiếp theo. Trường hợp 1 có thể hiểu dc ngay là do ng thanh đồng thủ nhang ko tu dc nên phải giải điện. Trường hợp 2 thì lắt léo hơn nhiều. Thực tế có nhiều ngôi điện tư gia phụng thờ truyền từ đời này sang đời khác đến cả chục đời thậm chí là hơn, và đến nay vẫn thờ phụng. Nhưng cũng có những ngôi điện chỉ sang đến đời thứ 2 là con cháu đã ko có ng phụng thờ phải tìm thầy giải điện. Lý do sâu xa mà ko phải ai cũng biết đó chính là do đường tu của ng thủ nhang cha ông đời trước. Trứng rồng lại nở ra rồng. Phàm đời trước cha ông tu tròn quả đạo, phụng sự cửa Thánh đến nơi đến chốn thì bao giờ Cha Mẹ, Phật Thánh cũng soi xét mà sắp đặt cho bản đền bản phủ có ng nối truyền việc hương hỏa phụng thờ, chứ ko phải ng thủ nhang tu tròn đắc quả khi mất là hóa giải bản điện con cháu ko phải phụng thờ nữa như nhiều ng nghĩ đâu nhé. Vỡ mồm chấm com ngay đấy. Đừng có mà dại, lười, thoái thác trách nhiệm là đời cô Lịu ngay đấy. Mình nhận thấy với câu hỏi giải điện rất nhiều ng góp ý theo kiểu ko nên giải trong khi đó vấn đề là ng gia chủ ng ta ko muốn thờ thì giữ lại bản điện hỏi có ích gì. Rồi chư vị Tiên Thánh có muốn ngự ở nơi ng chủ nhà chỉ muốn tiễn mình đi. Vải thưa ko che dc mắt Thánh đâu. Đây là chỉ quan điểm cá nhân, mong mọi ng tham gia bàn luận lịch sự để trau dồi thêm kiến thức về Đạo!!!

Tác giả Linh Manh

Jan Nguyen
Để luận giải về vần đề GIẢI ĐIỆN này tôi xin nói về khởi nguồn cho đến quá trình tàn lụi hay tăng trưởng, đây là những hiểu biết tôi lượm lặt trong quá trình quan sát.
1. Về việc đồng nhân lập điện có thể do được nhà Ngài báo hoặc do con nối dòng mà phải gánh vác thì xưa các cụ chia theo cấp bậc của đồng nhân mà cấp quân khi lập điện, bởi lẽ việc lập lô nhang là đã có quân quyền.
Việc này xưa các cụ đồng làm rất ngặt cho nên 1 đời của vị đồng thầy cũng chỉ nhận vài đồng nhân làm đệ tử, như vậy sau nay các đệ tử có lập điện hay thờ vọng họ cũng được thầy cấp quân tuỳ theo cấp bậc tuỳ vào niên đồng đồng của đồng nhân.
Ngày nay nhiều vị làm thầy nhưng không giữ mình, đẻ đồng liên miên, không dậy đồng cũng chẳng dưỡng đồng dẫn đến con cái học hành chả đâu vào đâu, vợ/chồng không chịu nổi áp lực cũng từ bỏ… có khi còn dẫn đến treo cổ tự vẫn là chuyện thường.
2. Dưỡng đồng: đây là 1 khái niệm phải có trong mỗi đồng nhân, nhất là những vị coi mình là thầy. Nhưng ngày này việc này rất sa sỉ bởi các vị thích lập đàn lễ kêu cầu nhiều hơn tự tu thân. Phải biết là việc kêu cầu các vị Phật Thánh Tiên Thần là đang tu hướng ngoại tâm, nhưng nội tâm lại không tu tập hành trì thì các Ngài dù có thần thông vạn phép cũng không độ được.
3. Trưởng dưỡng nơi thờ tự: không phải các Ngài mong đợi người trần gian hàng ngày đến quỳ lậy van xin, mà là nơi nào có tầng năng lượng của việc tu đạo nơi đó các Ngài ngự mà chứng tâm. Cho nên đừng vì hình tướng mà chấp tâm, hay cảm nhận từ tâm mình. Đến nơi đó tâm có AN không ? người thầy đó có làm mình thật thà với chính mình không ? Đừng vì sự ràng buộc vào những giáo lí thấy sai vẫn cứ lao đến, như vậy là đang đi trên con đường tâm linh là thiếu hành trang TÂM ĐỨC – TRÍ TUỆ – NGHỊ LỰC.
4. Giải điện: cái kết của sự đồ vỡ là ở 3 về trên không hoàn thành:
– Nhận quân mà không luyện quân khác gì con cái thả vào xã hội làm du côn ?
– Bước vào Tâm Linh mà không tu dưỡng thì khác nào đang tự đi vào 3 cõi xấu ?
– Thờ mà không hành đạo thì lấy gì làm cơ sở để các Ngài ban thưởng ?
Bởi vậy TÂM LINH đừng đùa đừng tham vì lưới trời lồng lộng luật NHÂN QUẢ không ai thoát được

Bình Tĩnh SốngCái vấn đề này phải hỏi khi tôn cấp lập thờ mục đích là gì ? tôn cấp lên hình Thức là muốn sự gia hộ của nhà ngài trong đường tu tập hành trì,nhưng về sau k có ng nối thì nên giải đi vì nhà ngài cũng k ngự nơi mà người k muốn tu hành,hơn nữa quân quyền binh nội tại điện lúc ng thờ cúng thác đi rồi thì các binh tướng sẽ về vs tổ nếu k có ng kế nhiệm,còn binh ngoại thì ngta theo nghiệp xét tội trạng khi ng thày đó sinh thời có lm đc công quả gì k? Nếu thày làm ác thì những binh đó sẽ phá nhà phá cửa của thày,và các tà ma quỷ quái sẽ vào để chiếm nơi thờ phụng đó, thế nên nếu k có ng kế nhiệm thì nên giải đi

Luận đàm tại cộng đồng Căn Đồng Số Lính Việt Nam