Khăn Khata Một vật dụng bày tỏ sự tôn kính trong Phật giáo Tây Tạng. Đây là một tấm lụa mỏng hình chữ nhật, có các màu trắng, đỏ, vàng, xanh lam, dài từ ba thước đến hơn trượng.
Màu sắc và độ dài của khata có thể thay đổi tùy theo thân phận của người được nhận, địa vị càng tôn kính thì khata càng dài. Khata màu trắng là cao quý nhất, tượng trưng cho sự thuần khuyết, cao thượng
Khăn Khata là một tấm lụa mỏng hình chữ nhật, gồm 5 màu trắng, đỏ, vàng, xanh lam và xanh nước biển dài từ ba thước đến hơn trượng – một vật dụng bày tỏ sự tôn kính trong Phật giáo Tây Tạng. Màu sắc và độ dài của Khata có thể thay đổi tùy theo thân phận của người được nhận, địa vị càng tôn kính thì Khata càng dài.
Khata màu trắng tượng trưng cho sự thuần khuyết, cao thượng “Ngoài ra những khăn mầu khác tượng trưng cho ngũ hành tương sinh mọi người có thể tùy chọn theo sở thích hoặc bản mệnh của mình”
Trên khăn Khata được thêu hình Bát cát tường “Khi các biểu tượng cát tường này xuất hiện tại bất kỳ nơi nào thì nơi đó trở thành sự gia trì hoàn hảo. Tám tướng cát tường khi được vẽ kết hợp lại với nhau thành một tổng thể được gọi là trí tuệ Bản Lai, chính là hóa thân Phật dưới hình thức biểu tượng cát tường để ban gia trì lợi ích chúng sinh”.
Khăn khata khi được những vị Rinpoche gia trì sẽ nhận được sự ban phước của bề trên đối với sự nghiệp tu tập của chính bạn
Ðôi khi vị cao tăng nhận khăn rồi dùng khăn tặng lại cho đệ tử, xem như Khăn Thiêng có công năng bảo trì đệ tử. Quan niệm rằng càng nhiều những chiếc khăn đã ban phước thì càng nhiều may mắn.
Sau khi khăn khât của bạn đã nhận được gia trì rồi, bạn có thể để trên ban thờ Phật hoặc những nơi cao ráo, hoặc có thể sử dụng mỗi khi đi lễ!