Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh Đạo Mẫu Tứ phủ vào thân xác các Bà đồng hay Ông đồng, để cầu sức khoẻ – tài – lộc.
Tuỳ theo từng nơi, từng lúc, người ta gọi là lên đồng, Hầu đồng hay Hầu bóng… một hiện tượng nghi lễ còn chứa đựng không ít điều “bí ẩn”, thậm chí có lúc dư luận còn coi đây là trò “nhố nhăng”, “quàng xiên” ! Vậy lên đồng là gì ?
-
- Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh Đạo Mẫu Tứ phủ vào thân xác các Bà đồng hay Ông đồng, để cầu sức khoẻ – tài – lộc.
-
- Có cả Bà đồng và Ông đồng, nhưng bà đồng vẫn chiếm số đông. Vậy họ là ai ? Họ không phải là những người tự nguyện trở thành Bà đồng, Ông đồng, mà tuyệt đại đa số là do hoàn cảnh bản thân thúc ép, do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng. Người nào có “căn” mà chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh “âm”, chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi hay làm ăn thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là “cơ đày”, tức người đang bị Thánh đày ải. Ra đồng rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông.
-
- Những Bà đồng, Ông đồng thường có tâm tính khác người : nhạy cảm, dễ thay đổi, quyết đoán, không ít người trong họ, nhất là Ông đồng thường là “ái nữ”. Bởi thế dân gian hay nhận xét ai đó “tính đồng bóng” hay trông “đồng cô quá” !
-
- Khi đã bị Thánh “bắt lính”, tức ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết, đặc biệt là vào dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, các Bà đồng, Ông đồng thường phải tổ chức lễ Lên đồng. Trong nghi lễ như vậy, theo quan niệm dân gian, các vị Thánh từ các miền khác nhau của vũ trụ bay về nhập hồn vào thân xác các Bà, Ông đồng. Các bạn hãy để ý, khi các vị thánh nhập đồng thường mặc các lễ phục với màu sắc khác nhau : màu đỏ, màu trắng, màu vàng hay màu xanh. Mỗi màu tượng trưng cho một miền của vũ trụ : Miền trời, tượng trưng bằng màu đỏ (Thiên phủ), miền đất là màu vàng (Địa phủ), miền sông biển là màu trắng (Thoải phủ), miền rừng núi là màu xanh (Thượng ngàn). Rồi các vị thánh trong 4 phủ ấy lại chia thành hàng : Cao nhất là Thánh mẫu (Tứ vị Thánh mẫu), sau đó là hàng Quan (Ngũ vị quan lớn), Chầu (Tứ vị Chầu bà), Ồng Hoàng (Ngũ vị ông Hoàng), Cô (thập nhị Vương cô), Cậu (thập vị Vương cậu), tổng cộng có đến 50-60 vị. Tuy nhiên, không phải tất cả các vị Thánh Tứ phủ đều nhập đồng, mà chỉ có một số, nhiều nhất là 36 vị trong 36 giá đồng. Bình thường chỉ trên dưới 20 vị Thánh nhập trong một nghi lễ lên đồng.
-
- Nghi lễ Lên đồng diễn ra ở các Điện, Đền, Phủ, nơi thờ các vị Thánh của Đạo Mẫu Tứ phủ. Khi lên đồng, với những mức độ khác nhau, các Bà đồng hay Ông đồng đều phải tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất, với sự trợ giúp của âm nhạc, lời hát văn rộn ràng, múa nhảy sôi động, màu sắc rực rỡ, rượu, thuốc, hương hoa ngào ngạt…Khi vị Thành nào nhập, thì phải mặc lễ phục của vị Thánh đó. Lễ phục Thánh Quan uy nghi, lễ phục Chầu bà mang đầy màu sắc của dân tộc thiểu số, lễ phục của Ông Hoàng phong nhã, lễ phục của Thánh Cô tha thướt, lễ phục Thánh Cậu mang vẻ nghịch ngợm. Thậm chí màu sắc các lễ vật dâng Thánh trong buổi lễ cũng phải phù hợp với màu biểu trưng của các phủ của vị Thánh đó.
-
- Nhộn nhịp nhất trong nghi lễ Lên đồng là khi các vị Thánh phát lộc và phán truyền. Lộc Thánh bằng tiền, đồ vật (hoa quả, bánh trái, vật dụng…) mà theo quan niệm dân gian, là thứ thiêng liêng“Một chút lộc Thánh còn hơn gánh lộc trần” . Những lời phán truyền về tiền vận, hậu vận, các nghi lễ giải hạn cũng làm yên lòng các con nhang đệ tử ! Kết thúc nghi lễ Lên đồng bao giờ cũng là bữa ăn cộng cảm của các con nhang đệ tử, coi đó như là lộc Thánh ban mà ai cũng hồ hởi muốn tận hưởng !
-
- Lên đồng là một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt ở cả miền Bắc và Nam, cả vùng xuôi và miền núi. Gốc của đạo Mẫu và Lên đồng của người Việt là ở miền Bắc, xuất hiện muộn nhất cũng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVI), sau này theo chân của người di dân vào miền Nam và lên Tấy Nguyên. Lên đồng ở Bắc Bộ mang tính kinh điển, uy nghi, khuôn phép, lên đồng ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn thì cởi mở, vui nhộn, dân dã hơn. Ở Huế, ngoài kiểu lên đồng nghi lễ, còn có lên đồng tập thể, gọi là Đồng vui, nhất là vào dịp tháng ba giỗ Thánh Mẫu Mẫu Thiên Ya Na, rước Mẫu trên sông Hương về Điện Hòn Chén.
- Lên đồng của người Việt tuy mang nhiều nét đặc thù, nhưng xét về kiểu loại thì cũng không phải là đặc hữu. Nếu không kể việc người Việt hiện tại mang nghi lễ Lên đồng ra khắp thế giói : Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Thái Lan, Australia…thì Lên đồng cũng là một trong các dạng thức của tín ngưỡng Shaman, phổ biến khắp các dân tộc trên hành tinh, nảy sinh thời kỳ xã hội bộ lạc, nhưng nay, trong điều kiện xã hội đô thị hoá, hiện đại hoá thì lại có cơ bùng phát trở lại, coi đó như là phương thức giải toả các dồn nén, bức xúc (stress) của con người, nhất là trong môi trường kinh tế thị trường và xã hội đô thị hiện đại. Bởi suy cho cùng, Lên đồng chính là phương cách giúp những người có những lệch chuẩn về tâm sinh lý có cơ tái hoà nhập cộng đồng.
Tác giả: Hoàng Quốc Việt
Hầu Đồng là gì ?????????
– Hầu Đồng là một khóa lễ Pháp Sự trong nghi lễ của Đạo Mẫu VN. Việc dâng lễ sang trọng như Hầu Đồng hay dâng lễ đơn sơ đĩa hoa quả nhỏ đều được bề trên chứng Tâm.
– Việc chứng Tâm của bề trên đối với con dân dâng lễ tuân theo các quy định về đạo đức mà Đạo Mẫu VN truyền đạt đến nhân dân VN. Việc chứng Tâm của người dâng lễ mà bề trên chứng Tâm dù lễ sang như Hầu Đồng hay lễ đạm bạc như chén nước quả cau lá trầu đều được chứng Tâm và chủ đạo nhờ cái tâm, cái đức của người dâng lễ mà được bề trên chứng Tâm nhiều chứ không phụ thuộc vào việc dâng lễ sang trọng như Hầu Đồng mà được chứng Tâm nhiều.
– Những người có căn duyên với nhà Thánh trong việc Tâm Linh cứu khổ độ mê, cứu dân độ thế cần biết việc Bề Trên cho ăn lộc làm người có quyền có phép cứu dân không phụ thuộc vào việc Trình Đồng (Hầu Đồng) và Mở Phủ mong được lộc Tâm Linh cứu dân độ thế. Người có căn duyên với Nhà Thánh trong việc cứu dân là dựa chủ đạo về việc tu tâm tạo đức mà được làm thầy chứ không phụ thuộc vào việc Hầu Đồng (Trình Đồng) và Mở Phủ.
– Với việc buôn Thần, bán Thánh và kiến thức về Đạo Mẫu VN còn nhiều hạn hẹp. Nhiều người dân đã bị thầy tà, thầy ma, lòng tham sân si của mình và bị dọa nạt lừa gạt Hầu Đồng Mở Phủ gây ra nhiều tai họa cho gia đình và bản thân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đạo Mẫu VN.
– Con Cha Con Mẹ lấy chữ Đức làm đầu.
– Xin xám hối với trăm họ.
– Người con của Mẫu khẳng định Trình Đồng (Hầu Đồng) và Mở Phủ không giúp những người con của Mẫu được Cha Mẹ cho ăn lộc làm thầy có quyền có phép cứu dân. Được làm thầy là nhờ cái tâm cái đức, sự tu tập của các cá nhân.
A Di Đà Phật
Thảo luận facebook group Tâm Linh Đại Việt
Quầy Thuốc Minh Nhật Mấy ai hiểu được như vậy? Kiếp trần gian nghiệp chướng bao đời. Ấy vậy nhưng vẫn nghĩ rằng trình đồng mở phủ là xóa được nghiệp, còn nghĩ rằng ra trình cha trình mẹ là có lộc có tài. Thực tế ra đến 90% mọi người ra trình đồng mở phủ bây giờ là do đi xem, đi lễ được các thanh đồng ốp bóng phán xuống phải mở. Thực tế ít ai biết rằng nếu cha mẹ bắt ra trình thì sẽ có dẫn đường chỉ lối, sẽ có cơ duyên gặp thầy có TÂM có TẦM. Những thanh đồng ốp bóng, xem số hầu như toàn ma tà ốp vào với mục đích lợi dụng để được hưởng lộc ( trần hưởng tiền, ma quỷ hưởng lễ vật ). GIÁC NGỘ là một cái gì đó quá xa xỉ với chúng sanh trên con đường tu đạo Mẫu.
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật!
Nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi, tiếp dẫn đạo sư adidaphat!!!!
Ai là người có căn đồng số lính I Jannguyen