Hướng dẫn cách bao sái ban thờ

Cuối năm là dịp để chúng ta dọn dẹp nhà cửa và quan trọng nhất là làm đẹp sáng bóng lại nơi thờ tự là việc cần thiết. Âm dương hòa hợp, gia đạo an yên, đạo “Hiếu” con cháu tưởng nhớ đến Tiên Tổ đã phù trì che độ để con cháu có được thân mạng ngày hôm nay là điều mỗi chúng ta không thể quên.

Bước 1: cần khấn xin bao sái chân nhang

  VĂN KHẤN XIN BAO SÁI VÀ TỈA CHÂN NHANG BAN THỜ GIA TIÊN Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) Con xin kính lạy: Chư Phật-Chư Bồ Tát-Chư Tiên-Chư Thánh-Chư Thần – Thổ công, Táo quân Vua bếp tại gia – Con lạy ông tiền chủ, bà Hậu chủ; – Con lạy Đức Sơn thần, thần linh thổ địa. – Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương, con thỉnh Bản Gia Thổ công Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Thần tài Chúa đất, Tiên hậu Thổ chủ, con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá đệ huynh cô di tỷ muội bên nội bên ngoại. Họ ……, Họ ……: Hôm nay là ngày..tháng..năm âm lịch Con Tên : …. Địa Chỉ…. Xin ông thần ban thờ, ông thần bát hương cho phép con bao sái bát hương ban thờ. sau đó đọc tiếp “ Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần) Đọc tiếp “Linh xuất lô nhang” (3 lần) nếu có tượng thì đọc “Linh xuất tượng” (3 lần)      

Bước 2: 

+ Rút bớt chân hương, chỉ để lại chừng 3-5-7-9 chân hương + Vét bớt tro trong bát hương, mức tro thấp hơn miệng bát hương độ 1-2 cm + Rửa: Pha nửa lít rượu trắng và gừng tươi, dùng miếng gạc hoặc vải trắng sạch, rấp hỗn hợp rượu đó lau bát hương trước và đồ thờ + Bao sái bát hương xong thì lau bàn thờ cho sạch +Sắp xếp lại đồ thờ như ban đầu + Xong rồi thắp 3 nén nhang mỗi bát và đọc “Linh nhập lô nhang” (3 lần) nếu có tượng thì đọc “Linh nhập tượng” (3 lần)
Chú ý: không di chuyển bát hương

Bước 3:

Sau đó khấn lại báo cáo đã hoàn thành việc bao sái vệ sinh ban thờ và xin sám hối nếu có gì sơ xuất cúi xin Chư Vị và Gia Tiên lượng thứ mà bỏ qua..sau khi khấn xong như vậy thì bắt ấn Quyết Cát Tường chỉ vào bát hương mà trì 108 biến Chú Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn để an vị Bát hương,chú như sau :     Án Lam Xoá Ha (108) An Lam Xoá Ha là Tam Tịnh giới chân ngôn, nghĩa là Tĩnh, yên vị, tịnh Tâm.  

Bạn có thể bắt quyết Cát Tường hướng về phía bát hương rồi niệm chú “Om Mani Pad Me Hum” hoặc các câu mật chú khác.
“Ta dùng chung thuỷ 1 ấn quyết đó và áp dụng cho tất cả câu mật chú”

Hoàn thành nhiệm vụ báo sái ban thờ !

Căn Đồng Số Lính Việt Nam

Mỗi năm tết đến xuân về, nhà nào cũng chăm lo đến ban thờ tổ tiên sao cho sách đẹp ấm cúng. Nhưng không phải ai cũng biết việc bao sai ban thờ làm sao cho đúng. Đã có nhiều nhà cứ đến cuối năm là mang bát nhang đi đổ tro cốt rồi thay tro mới, họ con cẩn thân rửa bát nhang sạch sẽ phơi ráo trên thành giếng sau đó lại thêm tro cốt mới vào & tiếp tục sự nghiệp cúng thờ tổ tiên. Rồi có nhà mỗi khi muốn cúng thì mang bát nhang ra để trên nó tủ dâng hương vái ba vái sau khi dâng hương xong lại cất thật cẩn thận vào trong tủ cho đến lúc cần sẽ mang ra cúng. « những điển hình trên đều sai, vì bát nhang sau khi được tôn nhang thì sẽ được an vị bat nhang, cho nên khi bao sai chúng ta cần phải nhẹ nhàng và tránh động vào bát nhang. … Trần sao âm vậy, gia đạo chưa an yên, chưa hanh thông thì cũng do 1 phần đường âm ứng lên. Cho nên việc thờ cúng, giữ ấm chân nhang chúng ta cũng cần làm cho phải phép. Mỗi gia đình Việt Nam đều sẽ có ban thờ tổ tiên, đây chính là đạo hiếu mà người Việt Nam luôn muốn tỏ lòng tôn kính đến tiên tổ. Lề lối phép tắc này tổ tiên chúng ta đã trao truyền rất lâu rất lâu cho đến ngày nay. Việc thờ tự & khi ta chỉ cần nhìn vào ban thờ ta sẽ hiểu rõ được Tâm của gia chủ đối với tiên tổ của mình. Trên ban thờ cần thanh tịnh nhưng vẫn giữ được sự uy linh. Vì thế các bạn cần sắm sửa cho bản thân “1 TÂM HỒN ĐẸP” để đón tết & cùng tưởng nhớ đến TIÊN TỔ

❤

Tác giả  Jan Nguyen