Nghi lễ tôn hương Tứ Phủ và việc tu của đồng nhân

Mạng mẽo có nhiều ý kiến thuận chiều có, trái chiều có về việc Tôn hương bản mệnh. Nhân vì khánh Tiệc Đức Quốc Chúa Nam Bang cập Tiên Thánh, tôi tỏ vài lời thiện ý cá nhân về vấn đề này.
Tín ngưỡng ta về mặt tổ chức hoặc theo quy định thì chưa được gọi là Đạo Mẫu hoặc Giáo hội như Đạo Phật. Tuy nhiên, trải qua chiều dài thăng trầm của lịch sử, không ai có thể phủ nhận công lao sinh thời của các vị Thánh nhân hoặc Thiên Thần đã phù giúp nước Việt Nam, người dân Việt Nam trong cả việc xây dựng, bảo vệ bờ cõi cũng như định an dân lành, hướng thiện lành, phát huy những giá trị tốt đẹp của con người hướng tới Chân Thiện Mỹ, tạo dựng cộng đồng kết nối yêu thương, giỏi kinh tế, đảm việc nhà.
Việc Tôn Hương Bản Mệnh là nghi thức có từ xưa, xưng tôn Lục Thập Hoa Giáp Thánh Bà Quản Bản Mệnh 60 tuổi thế gian. Ý là, mỗi tuổi có 1 vị Thánh quản tuổi đó.
Nghi lễ này có thể thấy xem như là nghi thức Quy Y Tam Bảo thọ Tam Quy Ngũ Giới bên Đạo Phật.
Vậy, tôn hương bản mệnh dành cho những đối tượng nào?
Cũng giống như Đạo Phật, nghi thức Tôn hương có thể phù hợp mọi người trên 12 tuổi (cũng có một số trường hợp đặc biệt có thể sớm hơn)
Tôi nghĩ tôn hương như là lá đơn gửi ngỏ ý muốn tu đạo, cầu đạo, học đạo tu thân, việc tôn hương chưa lên quan tới việc 4 phủ như một số vị đang hiểu vậy. Đây là bước tiền đề, mọi việc tiếp theo còn phụ thuộc vào sự tu tập cá nhân, sự hiểu biết, kiến thức về đạo, bởi nghiệp quả mà có duyên với 4 phủ không thì xét sau. Bằng chứng, có nhiều người tôn hương xong đã an yên, tự xác định rõ được mọi việc, sống an lành tới già.
Tôn hương cũng là bước thử thách hoặc tìm sự phù hợp nơi sẽ gửi gắm việc tâm linh bản mệnh của đồng nhân. Ở bước này, chịu học hỏi lân mẫn cửa Thánh, học hỏi Thủ nhang và mọi người, sẽ có kiến thức cơ bản việc đạo, thậm chí là tiền đề cần thiết quan trọng cho quyết định có tu 4 phủ ở đâu.
Vậy nên, việc tôn hương chỉ cần hướng tâm về Phật Thánh, học đạo tu thân thì ai cũng có thể tự nguyện xin tôn hương làm con cửa Thánh được hết. Không xét thêm tà kiến hoặc thần thông diệu lực làm chi cho mệt!
Tôn hương xong, tu còn không xong thì vào 4 phủ sẽ bị ngợp và dễ xảy ra lỗi cơ bản.
Ngày nay, các Thầy vội mà Dân cũng vội, cứ có hiện tượng tâm linh ốp nhập, khóc lóc là “thủ thỉ” với nhau, gật đầu với nhau, người lo tiền người có tâm đức lôi ra cửa Thánh giúp nhau mở phủ. Trò chưa hiểu nếp, lối nhà Thầy có phù hợp không? Thầy cũng vội chốt đàn, mở xong cũng vất đó cho trò tự sinh diệt. Quanh đi quẩn lại không hợp là chia tay. Tệ hơn nữa là đạo làm Thầy đã không dạy được đệ tử, sau khi rẽ duyên lại bốc phốt mắng chửi, Trò cũng chả kém, học không chịu tu thì không muốn 1 bước lên mây. Nhưng các cụ nói: con dại cái mang, nhiều Thầy quên việc này, họ là trò, có sai có xấu thì cũng từng hoặc đang là trò. Sợ mất thanh danh bản thân mà lấn áp trò, xỉ nhục, bôi nhọ hoặc đưa ra luận điểm gán ép trò ấy sai chứ không phải Thầy, thì Thầy ấy cũng nên xem lại, xem là bản thân có thích hợp làm Thầy dạy đạo không?
Tôi dừng ở đây, không lại lan man sang việc 4 phủ các Thầy lại không thích!
Cảm ơn ai đó đọc hết ạ,

Tác giả Phúc Trường

Jan Nguyen Tôi thấy hiện nay con người vận hành THAM SÂN SI khá lớn, ngay bản thân 1 vị nhận đệ tử còn chưa biết phải tu thế nào thì đệ tử làm sao mà biết tu ? cũng như việc 1 người k biết bơi lại cố gắng bơi qua dòng sông rồi tiếp tục kéo thêm người bơi qua, như vậy việc bơi qua đã khó khăn lại càng khó khăn hơn rồi dần chìm xuống đáy.
Đa phần các vị nhận đệ tử đều dựa vào cái phao kêu cầu lễ bái nhưng trong quá trình tu tập, Đức Phật mới dạy “Gặp Phật giết Phật gặp ma giết ma” và dạy:
Tới đây ngã rẽ hai đường
Kẻ vào lục đạo, người về vô sanh.
Bởi lẽ là Phật hay Ma ta cũng khó lòng mà biết được vì sự biến hiện của cô hồn ngạ quỷ…
Mỗi chúng ta sinh ra đều có sẵn mầm thiện & mầm ác, mầm ác thì k cần phải tu luyện cũng mọc 1 cách rất tự nhiên còn nếu muốn phát triển mầm thiện thì phải khổ luyện tu học VĂN TƯ TU.
Với tầm quan sát của tôi đã gặp thì có một số vị rất thích đông con nhang bạt ngàn đệ tử nhưng kì thực dẫn tu lại ba lăng nhăng vì họ chỉ hướng ngoại nên muốn tập trung vào danh tiếng nhưng lại lơi là đi chất lượng, mà gốc tu nằm ở chất lượng. Chúng ta dù đến với ĐẠO hay đến với TÍN NGƯỠNG là để tu chứ không phải để khoe mẽ vỏ bọc bên ngoài.
Tiếng làm thầy mà k đủ khả năng dẫn tu thì càng nhận thêm đệ tử lại càng tham lam và nếu xét về tầm nhìn vĩ mô thì người đi trước dẫn người đi sau cùng là con Tứ Phủ, chỉ là người đi trước dẫn người đi sau nhưng người đi trước nhận làm thầy rồi dẫn con của Mẫu đi loanh quanh tứ tung trong lục đạo luân hồi không khai ngộ nổi quả thật là tội lỗi.
Trong kinh THỦ LĂNG NGHIÊM có nói: vào thời mạt pháp nơi giữ đạo trở thành nơi vô đạo.
Thông qua những va cham của tôi với tâm linh tôi thấy thời nay đa phần các dòng họ đều khởi lên vấn đề tâm linh ảnh hiện trên tâm tư của con cháu trần gian. Các người trần gian đang hướng về các dòng đạo để tu tập nhưng rất nhiều chướng cản nổi lên hiển lộ rõ vấn đề TỊ NẠNH, THAM LAM, SÂN SI đây là những vấn đề nổi cộm trong các bản hội, đạo tràng hay hội nhóm bởi CÁC NGÀI KHÔNG SAI chỉ có người trần gian là dẫn nhau đi sai lối. Tiếng là theo đạo nhưng lại k thấy các đệ tử học theo hạnh nguyện của Mẫu của Phật hay của Bồ Tát…
Nói đến đây thì quả thiếu sót khi trong dòng đạo Mẫu tôi vẫn may mắn gặp được những vị thầy vẫn còn giữ đạo, cả đời chẳng giám nhận nhiều đệ tử chỉ vì lo toan đến việc dẫn đạo cho các đệ tử. Thật đáng tiếc các vị đều ẩn tu mà hiếm khi hiển lộ.
🙏 Lậy Mẫu Anh LInh soi đường chỉ lối 🙏

Thảo luận từ Cộng Đồng Tâm Linh Đại Việt