Con Phượng ( Le Phenix)

Trên đầu loài phượng là đức hạnh, trên mình nó là lòng từ bi, sự trung thành ở trong tâm và trên sải cánh là công lý.

Phượng hoàng, loài chim huyền thoại đứng thứ hai trong Tứ linh, chỉ hiện ra trước mặt những người mà được nó thông báo cho sự đăng quang để trở thành một nhà hiền triết lớn hay xưng vương. Nó thường đứng trên cây Ngô đồng ( cây vông trong tiếng An nam )và hót.

Từ thời Khổng tử, Phượng hoàng chưa từng xuất hiện thêm lần nào.
Lông đuôi của loài phượng hoàng gồm năm cọng với năm màu khác nhau: đỏ, trắng, đen, vàng và xanh lơ tượng trưng cho ngũ đức.
Các học giả khẳng định rằng phượng hoàng nửa trước có hình dạng một con ngỗng giời, nửa phía sau của loài long mã. Nó có thanh quản của loài chim nhạn, cái mỏ gà, cái cổ của loài rắn và đuôi của một con cá.
Đầu của Phượng hoàng gần giống với đầu loài hạc, phía trên có mào lông. Mình nó dài năm tấc.Nó cũng yêu kiều như loài rồng. Trên thân phượng hoàng có vòm như loài rùa với bộ lông ngũ sắc, cái đuôi xếp tầng còn tiếng hót của nó líu lo như ngũ nhạc.

Trên đầu loài phượng là đức hạnh, trên mình nó là lòng từ bi, sự trung thành ở trong tâm và trên sải cánh là công lý.

Chim phượng trú ở những nơi là nơi giao hòa của ngũ đức. Nó là đại diện cho thế giới vẹn toàn: Đầu là bầu trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, sải cánh là gió, bàn chân là mặt đất và cái đuôi là các tinh cầu.

Chim phượng rất phổ biến trên các hoa văn họa tiết thêu ở xứ An nam
– Ngũ đức gồm: Nhân, Lễ, Nghĩa, Chí, Tín.Người An nam cũng như người Hoa có rất nhiều thứ được nhóm thành con số năm.
– Ngũ phương: Bắc, Nam, Đông, Tây, Trung tâm
– Ngũ hành: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ
– Ngũ tượng: mưa, đẹp trời, nóng, lạnh, gió.
– Ngũ kim: vàng, bạc, đồng,thiếc, sắt.
– Ngũ thư nền tảng của tất cả nền văn hóa Trung hoa: Diệc Kinh, Lễ Ký, Sử Kinh, Thứ Kinh và Xuân Thư.
– Ta cũng có ngũ âm, ngũ quả, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tinh, ngũ phúc,…

Sưu tầm theo nguồn: Les symboles, les emblèmes et les accessoires du cultes chez les annamites, 1891, trang 47.