Dùng mã tranh là việc làm có ý nghĩa cao cả thâm sâu và các quan trọng nhất là đúng đạo.Đúng đạo ở chỗ là như thế này:


Đạo Mẫu chính là một pháp bảo của nhà Trời tặng cho con dân của Việt Nam, thông qua nghi thức ngồi đồng hầu bóng. Để cho con người Việt Nam sống đúng với thiên lý của trời đất.Cho nên giá trị của Đạo Mẫu là dạy là làm người. Dạy ta làm thầy là các giá quan, dạy làm mẹ là các giá Chầu, dạy làm thanh niên là các giá ông Hoàng, dạy làm thiếu nữ là các bậc Thánh Cô và dạy cả trẻ con sớm biết chắp tay.
Chứ không phải hầu đồng là để giải hạn. Chắc phải tầm nửa thiên niên kỷ sau, người Việt Nam mới đủ tâm và đủ tầm để nhận ra rằng, ngồi đồng, hầu bóng một tín ngưỡng văn hóa dân gian, là quà tặng của người mẹ thiên nhiên, tặng cho dân bản xứ để giúp cho con người Việt Nam sống đúng đạo Trời. Trên thế giới cũng có các hiện tượng nhập đồng và người ta gọi những hiện tượng đó là Sa-man giáo. Trong Sa-man giáo, 1 là nhập để xin các vị Thần Thánh chữa bệnh, 2 là nhập đồng để xin các Ngài dự báo năm nay thịnh suy của xứ này, làng này, non nước này. Chứ không có phương pháp mở một vấn hầu để dạy làm người, đúng đạo Trời. Cho nên không phải dễ gì mà UNESCO công nhận. Đấy là ý nghĩa lớn nhất. Còn cái ý nghĩa thứ hai, rất ít nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến Đạo Đồng, đặt một câu hỏi: Tại sao ngồi đồng hầu bóng lại dâng mã?
Giả dụ, khi người hầu đồng ngồi vào chiếu giữa, trời cho sinh linh cao cấp nhất là con người. Thì hôm nay, con thiết 1 đàn lễ. Xung quanh con là hồn thiêng của sông núi, hồn thiêng của muôn loài đang hiễn hữu nơi đây, để nhắc nhở con người có bổn phận phải bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ muôn loài để cho muôn loài cùng trưởng dưỡng cho nhau. Con người không được biến mình thành tội phạm để phá vỡ môi trường, sinh thái. Đúng cái nghĩa cao cả, đúng theo tinh thần đạo làm người, ứng xử ở cõi thế gian. Chứ lạy Trời, các vị đã hiển Thánh, các vị đi mây về gió chứ các vị đâu cưỡi con ngựa, cưỡi con voi. Nhưng cái lý lẽ này, không ai mở được ra, không ai cắt nghĩa được ra.

Chả hạn chúng ta đi Ông Bảy, 1 cái xe đi 30 người là ông thầy đến đặt luôn 30 con ngựa, làm cho 1 sân. Có duyên hay không có duyên không biết, đã đến cửa nhà Ngài, 20 người làm còn 10 người kia áy náy: Đã đi đến cửa nhà Ngài mà lại không dâng Ngài. Thế là thôi, làm nốt cho đủ 30. Thế là 30 con ngựa này đốt lên, vừa hủy hoại sinh thái, vừa hủy hoại môi trường, vừa làm ô nhiễm, vừa hao tiền, vừa tốn của, ĐÂY LÀ MÊ TÍN. Cho nên trong Đạo Mẫu chưa có giáo luật, giáo lý nào nhắc đến, người ta cứ tự tiện người ta làm. Chứ chưa nói đến cái chuyện, ông thầy dẫn 1 đạo quân đi, anh làm mã bán cho tôi 30 con ngựa cho đoàn tôi, thế là tôi mua 30 con ngựa cho đoàn tôi thì cắt phần trăm. 10% nghiễm nhiên anh nạp cho tôi. Thế là ông thầy được đơn, ông thầy được kép và ông đã biến các Ngài thành hàng hóa. Nếu như làm 1 cái trắc nghiệm, 1 cái công trình để tổng hợp tất cả những thanh đồng hầu bóng ở Việt Nam ở tất cả các Đền to Phủ lớn đốt bao mã thì có lẽ sẽ ra 1 con số kinh khủng.
Thế nên việc sử dụng mã tranh là một công việc mang tính tiên phong, mang lại lợi ích cho cộng đồng, cần được áp dụng thực tiễn… Nhưng liệu có bao quan thầy, bao thanh đồng đạo quan, có bao người thực sự đủ đức tin để làm?!
Trích dẫn từ lời chia sẻ của Nhà Văn Hoá Tâm Linh Phan Oanh
Liên hệ mua mã tranh Gia Dũng
Jan Nguyen
Khi tìm hiểu về đạo mình đã nghe thấy đến việc mã giấy, thực tế khi xưa các cụ dùng chủ yếu là mã giấy hoặc nếu mã thể hiện hình tướng thì nhỏ xinh chứ k như bây giờ “cứ to oành”.
Ngày nay đàn to đàn lớn gì ai ai cũng thích dùng dàn mã đại, như mình khi làm đại đàn lớn có cả trăm nhà tham gia thì tôi mới dùng đến mã đại còn chủ yếu khi làm tiểu hay trung đàn lại rất muốn quay về với lề lối xưa của các cụ… rất muốn sử dụng mã giấy.
Nói về “MÃ DÂNG TỨ PHỦ” trong đàn hầu thì ta nên hiểu: nhắc đến TỨ PHỦ là 4 phủ đại diện cho thiên nhiên như miền trời “Thiên Phủ”, miền đất “Địa Phủ”, miền nước “Thoải Phủ”, miền rừng “Nhạc Phủ”.
Vì thế hệ thống mã giấy dâng tứ phủ tuỳ vào các loại lễ mở phủ, lễ tiến mã có hầu, lễ dâng mã không hầu mà sắp xếp mà theo quy cách nhưng về cơ bản hình ảnh mã tranh đều thể hiện cho các miền liên quan đến thiên nhiên con vật hay những hình ảnh đại diện cho các vị Thánh. Đây chính là nét văn hoá cực đẹp mà mỗi người con Từ Phủ hay những người tín đạo nên giữ gìn, kế thế duy trì đến muôn đời sau.
Tôi thấy mã tranh là loại mã mà bất kể người con Tứ Phủ nào cũng có thể dâng cho các Ngài, bầy tỏ lòng kinh đạo. Ngoài ra việc đốt mã cũng là 1 nét văn hoá của người Việt Nam, ít vừa phải thì tốt mà nhiều quá lại không nên. Cho nên chúng ta nên duy trì ở mức độ vừa phải để dâng Thánh Ngài cũng như chuyển hoá năng lượng thông qua việc hoá mã.