Giá gương hay còn gọi là một loại đồ thờ phổ biến trên bàn thờ của người Việt xưa . Ngoài nhà con trưởng thờ cỗ ngai hay ỷ , trên đặt các cỗ thần chủ( bài vị của tổ tiên ) con thứ không có tư cách thờ chính nên thờ vọng bằng một chiếc giá gương đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ tượng trưng cho các đời tổ tiên.
Giá gương làm bằng gỗ có hình thức như một chiếc khung ảnh , với hai chân đứng , hình thức tương đối đa dạng , từ loại chạm khắc cầu kỳ tinh tế , Sơn thếp lộng lẫy , đến những chiếc khung Sơn đơn giản hoặc để mộc không sơn
Trên mặt chính giá gương được chạm nổi hoặc vẽ Sơn , thiếp vàng bạc , đề tài trang trí thường thấy nhất Là cây Tùng cổ thụ ( tượng trưng cho Đức thụ )cây Đức của tổ tiên cũng như đề cao đạo lý :
“Mộc hữu bản , Thuỷ hữu nguyên” Cây có cội , nước có nguồn
Ngoài ra còn vẽ bộ tam sự ( Đỉnh hương , đài nến , lọ hoa ) (Đĩa quả , hạp hương , bình hương )
Hay họa tiết tản Vân ( dải mây ) …
Vì là các con thứ không được thờ chính là ngai hay ỷ mà thờ các giá gương , nên các cụ nói :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng .”
Dù là các em phải thờ vọng tổ tiên bằng giá gương nên anh Trưởng luôn phải thương yêu các em , và ngược lại các em cũng phải thương yêu lẫn nhau và anh Trưởng cho dù bố mẹ đã khuất cả , cũng như trong dòng họ cũng phải thương yêu nhau vì cùng chung một tổ tiên .
“Nhiễu điều” là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa…) màu đỏ thắm (điều).
Đem nhiễu điều phủ lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp, lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng.
Chữ “phủ” trong câu ca dao là nghĩa chở che, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm lòng tôn kính, biết ơn… của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng, vừa nghĩa tình.
Bài viết : Nam phương đường

Giá gương thờ được dùng trên bàn thờ gia tiên, người xưa có câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hình ảnh “giá gương” sử dụng trong câu ca dao chính là giá gương thờ.“Giá gương” hay còn gọi là “giá hương” là một loại đồ thờ phổ biến trong bàn thờ của người Việt xưa. Thông thường nhà con trưởng sẽ thờ cỗ ngai hay ỷ, trên đặt các cỗ thần chủ (bài vị) của tổ tiên. Nhà con thứ sẽ phải thờ vọng bằng chiếc giá gương đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ, tượng trưng cho các đời tổ tiên.
Giá gương được làm bằng gỗ, thoạt nhìn sẽ thấy giống với hình dáng của chiếc khung ảnh, hai chân đứng. Hình thức chạm khắc tương đối đa dạng. Có loại chạm khắc cầu kì tinh tế, được sơn son thếp vàng hay bạc lộng lẫy. Lại có loại thiết kế đơn giản, chỉ là những chiếc khung trơn và để mộc không sơn.
Mặt chính của giá gương thờ được chạm nổi hoặc vẽ sơn, thếp vàng, bạc. Một số đề tài trang trí thường thấy là cây Tùng cổ thụ. Ý nghĩa của hình ảnh cây Tùng cổ thụ này tượng trưng cho “Đức thụ”, nghĩa là cây đức của tổ tiên. Theo đó, hình ảnh cây đức này cũng đề cao đạo lý từ bao đời nay của dân tộc “Mộc hữu bản, thủy hữu nguyên” tức là “cây có cội, nước có nguồn”.
Ngoài ra, trên giá gương thờ còn dùng các hình ảnh thông dụng như: bộ tam sự (đỉnh hương, đài nến, lọ hoa, đĩa quả, hạp hương, bình hương,….) Một số giá gương thờ dùng hình ảnh tản vân, tức dải mây, miêu tả sự tinh khiết, nhẹ nhàng.
Trong câu ca dao trên, ta còn thấy hình ảnh của “nhiễu điều”. Ý nghĩa của nhiễu là tên của một loại vải xưa, được nhuộm màu điều nên gọi là nhiễu điều. Tấm vải nhiễu điều được che lên giá gương hàng ngày vừa có tác dụng che chắn bụi bẩn, vừa tạo được sự uy nghiêm cho không gian thờ tự. Khi nào có cúng giỗ thì lật tấm nhiễu điều lên, cúng xong thì che xuống. Câu ca dao nhắc nhở anh em trong một đất nước nói rộng hay một làng quê, một dòng họ đều chung một tổ tiên, nên “người trong một nước phải thương nhau cùng “.Vì con trưởng một dòng họ thờ ngai hay ỷ chỉ có một người phần đông là con thứ thờ vọng giá gương, nhìn vào đó để nhớ và thờ cúng tổ tiên của mình và yêu thương anh em trong dòng họ, làng quê, đất nước mình.
Sưu tầm