Thủy Đình là nét văn hóa có đặc trưng riêng của Đồng Bằng Bắc Bộ, thường là nơi thưởng thức múa rối nước và hát quan họ.
Có một số tài liệu cho rằng Đình nguyên thủy tại Việt nam ra đời ở Bắc Bộ vào thời nhà Trần, ban đầu được dùng chủ yếu làm nơi nghỉ cho nhà Vua khi đi thị sát, sau này dùng làm nơi thờ Thành Hoàng Làng và hội họp việc làng.
Có thể nói Thủy Đình đã mang nét đặc trưng văn hóa rất riêng của Việt Nam
Một số hình ảnh Thủy Đình ở Việt Nam



Được xây dựng mô phỏng Thủy Đình ở Chùa Thầy.

Thủy đình tại đền Lý Bát Đế hay còn gọi là đền Đô (Bắc Ninh).
Đây là nơi chuyên biểu diễn hát quan họ.


Lăng Tự Đức được mệnh danh là một trong những công trình đẹp nhất của thời nhà Nguyễn, nơi yên nghỉ của ông vua thi sĩ Tự Đức. Với kiến trúc mang đậm nét tinh tế, bao bọc bởi một không gian xanh mượt của núi rừng cây cỏ, lăng Tự Đức được xây dựng phù hợp với một tâm hồn thi sĩ lãng mạn, mộng mơ nhưng không kém phần uyên bác, thâm thúy!

Thủy đình làng Nguyên Xá uy nghiêm nằm giữa hồ nước trong xanh, xung quanh là khán đài rộng rãi, thoáng mát.

Nam Chấn, làng Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định

Nằm ngay bên cây đa cổ thụ với nhịp cầu không liền, chỉ những ngày lễ nhịp cầu mới được nối lại với bờ và thủy đình.
“Ai ơi mồng chín tháng tư,
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời”
Nguồn Tâm Linh Đại Việt